Mối quan tâm số một đối với các công ty khi phát triển phần mềm và thuật toán mới là thực hiện được công việc mà phần mềm đó phải làm và hoạt động hiệu quả. Các tính năng bảo mật không gian mạng, khi được triển khai, là nhằm đảm bảo an ninh dữ liệu của khách hàng và đề phòng các cuộc tấn công chiếm đoạt quy trình độc hại. Mã nguồn, cùng với sự quan trọng bởi những thông tin độc quyền, thường không được cân nhắc về bảo mật và không được chú ý. Các công cụ Ngăn chặn Mất dữ liệu (Data Loss Prevention – DLP) có thể giúp developer phần mềm chống lại việc rò rỉ và đánh cắp mã nguồn bằng cách đảm bảo các chính sách bảo mật được áp dụng.
Dữ liệu nhạy cảm thường được liên kết với thông tin nhận dạng cá nhân (PII) hoặc số thẻ tín dụng. Chúng tuân theo sự bảo vệ của luật bảo vệ dữ liệu như Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu (EU General Data Protection Regulation – GDPR) và việc rò rỉ có thể gây ra tổn thất tài chính và thiệt hại về danh tiếng. Khi nói đến mã nguồn, chắc chắn, một số đối thủ cạnh tranh có thể phát triển các sản phẩm tương tự, nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa việc họ phải tự làm cơ sở và việc chỉ cần tuân theo mã có sẵn của công ty dưới dạng blueprint của họ.
Ngoài ra còn có nguy cơ mã nguồn bị tội phạm mạng sử dụng để khai thác các lỗ hổng hoặc nhúng malware vào phần mềm hiện có. Ví dụ: PDF hiện có thể chứa phần mềm độc hại vì Adobe Acrobat đã bị đánh cắp mã nguồn vào năm 2013.
Về trường hợp thuật toán, chẳng hạn như các thuật toán thường được các công ty thương mại sử dụng để khai thác các cơ hội trên thị trường ngay khi chúng xuất hiện, các thuật toán này dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm của các công ty trong lĩnh vực của họ và do đó được tính là bí mật thương mại.
Lỗ hổng bảo mật của mã nguồn
Cách đơn giản nhất mà mã nguồn có thể bị rò rỉ là thông qua hành vi trộm cắp hoặc sơ suất của nhân viên. Các mối đe dọa từ nội bộ là trung tâm của nhiều vụ rò rỉ dữ liệu: cho dù đó là nhân viên bất mãn, cảm thấy bị đánh giá thấp, hay các cá nhân rời công ty, họ thường có quyền truy cập trực tiếp vào mã nguồn và có thể dễ dàng truyền tải, đăng tải trực tuyến hoặc sao chép nó vào các thiết bị di động.
Các nhà thầu bên thứ ba cũng là một lỗ hổng đáng chú ý. Trong thế giới được kết nối với nhau ngày nay, các công ty thường dựa vào dịch vụ bên ngoài để chạy hoặc cải tiến phần mềm của họ. Bằng những dự án thuê ngoài, họ tin tưởng vào các biện pháp bảo mật của công ty khác để đảm bảo bảo vệ mã nguồn. Đồng thời, họ không có cách nào để giám sát và đảm bảo việc thực thi các thỏa thuận không tiết lộ thông tin.
Nhiều developer ngày nay kết hợp phần mềm nguồn mở vào các dự án của họ. Tùy thuộc vào loại giấy phép được sử dụng, điều này có thể có nghĩa là bất kỳ phần mềm nào kết hợp chúng cũng phải tuân thủ các chính sách nguồn mở. Tức là, mặc dù các công ty không có nghĩa vụ phải đăng mã nguồn của họ một cách công khai, nhưng họ có thể bị ràng buộc về mặt pháp lý để cung cấp mã nguồn cho những cá nhân yêu cầu.
Ngăn chặn mất dữ liệu có thể giúp ích như thế nào
Các công cụ DLP có thể ngăn vi phạm dữ liệu và xâm nhập dữ liệu thông qua các biện pháp kiểm soát bảo mật, nhằm hạn chế hoặc chặn nhân viên sao chép mã nguồn vào email, chuyển mã nguồn qua các ứng dụng nhắn tin phổ biến, email cá nhân hoặc dịch vụ chia sẻ tệp hoặc tải mã nguồn lên dịch vụ bộ nhớ đám mây. Họ cũng có thể ngừng sao chép các tệp mã nguồn vào các thiết bị di động như USB hoặc ổ đĩa ngoài.
Phát hiện mã nguồn trong DLP thường sử dụng các library phức tạp để xác định ngôn ngữ lập trình trong hơn một trăm loại tệp. Những điều này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu để phân biệt chính xác giữa các ngôn ngữ lập trình khác nhau, dẫn đến cơ sở dữ liệu nặng. Các giải pháp DLP như Endpoint Protector đã đưa khả năng phát hiện mã nguồn lên cấp độ tiếp theo bằng cách triển khai phân loại văn bản dựa trên N-gram, giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ phát hiện mã nguồn chính xác, lên tới 98% trong trường hợp của một số ngôn ngữ lập trình.
Bằng cách xác định chính xác mã nguồn, các công cụ DLP có thể áp dụng hiệu quả hơn các chính sách DLP được tạo để quản lý, giới hạn hoặc chặn việc chuyển và sử dụng mã nguồn trong thời gian thực.
Kết luận
Bảo vệ mã nguồn là điều cần thiết đối với các tổ chức muốn giữ an toàn cho phần mềm và bí mật kinh doanh của họ. Trong thời đại khai thác vô tận, tài sản trí tuệ của các công ty thường được săn lùng như dữ liệu cá nhân của người dùng. Luôn có những đối thủ cạnh tranh và những kẻ copycat háo hức trả số tiền lớn để xem được những điều đó, cũng như tội phạm mạng sẵn sàng sử dụng kiến thức đó để xây dựng các cuộc tấn công phần mềm hiệu quả hơn. Do vậy, các công ty không thể bỏ qua tầm quan trọng và tính dễ bị tấn công của mã nguồn, và phải đảm bảo rằng mã nguồn được cung cấp cùng mức độ bảo vệ như tất cả các dữ liệu nhạy cảm khác.